Cây bồ công anh có tác dụng gì? Cách nhận biết cây bồ công anh

Bồ công anh là cây thuốc quý, pha trà uống có tác dụng hỗ trợ phòng ngừa ung thư, trị bệnh gan, đau dạ dày. Vậy cách nhận biết cây bồ công anh như thế nào? Để biết hiểu rõ hơn, mời bạn đọc theo dõi bài viết sau:

 

Đặc điểm hình ảnh cây bồ công anh

Cây bồ công anh tùy vào từng vùng miền và địa phương mà có tên gọi khác nhau như: bồ công định, đại đinh thảo, cấu nậu thảo, ba ba đinh, địa đinh thảo, nhĩ bản thảo, kim cổ thảo, phù công anh, lục anh, mãn địa kim tiền,… Tên khoa học là Lactuca indica L, thuộc họ cúc.

Nó là cây thân thảo, có đời sống rất dai từ 1-2 năm, thường mọc ở bờ sông và ven núi vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới vào tháng 3, tháng 4 và được thu hoạch vào tháng 9, tháng 10. Cây cao 1m đến 3m, mọc thẳng không cành hoặc ít cành.

Lá bồ công anh

Lá bồ công anh thuôn dài có hình dạng mũi mác, từ rễ nhẵn mọc ra. Bên ngoài lá có khía răng xẻ lông chim dài và dày, mép giống như bị xé rách. Những lá mọc bên ngoài sẽ dài 30cm, rộng 5cm gần như không cuống, có hướng xòe và cong rủ xuống đất còn những lá mọc bên trong sẽ có xu hướng mọc thẳng đứng lên trời. Thân và lá có nhựa mủ, đục như sữa.

Hoa bồ công anh

Hoa bồ công anh tuy nhỏ bé và mong manh nhưng ẩn chứa nhiều thông điệp thiêng liêng và cao cả trong tình yêu. Không quyến rũ và đặc sắc như các loài hoa khác, hoa bồ công anh mang một vẻ đẹp vô cùng mộc mạc.

Hoa có hình cầu, thường mọc ở ngọn hoặc kẽ lá. Hoa mọc thành cụm và xếp thành chùy dài 20cm trên ngọn hoặc kẽ lá, phân nhiều nhánh. Bao hoa hình trụ, có màu vàng hoặc tím trắng gồm 8-10 hoa trên mỗi đầu. Cụm hoa hình đầu, có loại màu tím (tử hoa địa đinh) và có loại vàng (hoàng hoa địa đinh). Cả hai loại đều được dùng làm thuốc.

Tràng hoa dài có vòi nhụy và gai hình dùi. Hoa nhỏ nhắn có màu nâu ở mặt lưng, các tơ lông sắp theo 1 dẫy, sẽ phát tán hạt mỗi khi có gió thổi qua.

Rễ bồ công anh

Rễ của nó là loại rễ cọc, đâm thẳng xuống đất nhưng không sâu, dài từ 8-10cm, to bằng ngón út. Rễ cây có vị đắng, thường dùng để làm thuộc khi thu hoạch cùng với thân và lá.

Rễ bồ công anh theo nghiên cứu những năm gần đây cho thấy có dược tính kháng ung thư cao. Được biết đến như một bài thuốc bổ gan, nhuận tràng, giải độc tố trong cơ thể.

Cách nhận biết cây bồ công anh trong tự nhiên

Cách nhận biết cây bồ công anh rất đơn giản, nó thường mọc dại bên vệ đường, vùng ven sông, ao hồ hoặc trên các sườn núi ở các nước Đông Á, Nam Á và Đông Nam Á. Tùy vào khí hậu và địa hình mà bồ công có nhiều đặc điểm hình thể khác nhau.

Một số loại thường gặp ở Việt Nam như là bồ công anh màu trắng, màu tím, màu vàng, màu trắng. Ngoài ra còn các loại khác như bồ công anh Trung Quốc, cây Chỉ thiên.

Nhận biết cây bồ công anh cao

Còn gọi là bồ công anh Việt Nam, tên khoa học là Lactuca indica L, chi rau riếp (Lactuca), thuộc họ cúc (Asteraceae). Tên gọi khác như diếp dại, diếp trời, diếp hoang, múi mác, rau mũi cày,… mọc dại chủ yếu ở các tỉnh phía Bắc và Bắc Trung bộ.

Loại này có thân cao tầm 0.5-1m, đường kính 0.2cm có mấu mang lá. Lá hình mũi mác,hơi mỏng và nhăn và hầu như không có cuốn. Mặt trên của lá có màu nâu đậm, mặt dưới có màu nâu nhạt hơn, mép lá có răng cưa thưa thớt.

Bộ phận được thu hoạch chủ yếu là lá và cành, thường được thu hoạch vào tháng 5 đến tháng 7.

Nhận biết cây bồ công anh thấp

Còn gọi là bồ công anh Trung Quốc, tên khoa học là Taraxacum officinale, chi Taraxacum G. H. Weber ex Wigg và thuộc họ Cúc (Asteraceae). Đây là loại được sử dụng rộng rãi và phổ biến ở nước ta. Theo dân gian tên thường gọi của nó là bồ công anh lùn.

Thân cây rất ngắn, cao tầm 40 – 60cm. Lá cây mọc đâm ra từ rễ, mọc chùm ở gốc thành hình hoa thị. Lá đơn, lá có màu xanh lục, phẳng mặt,, mặt trên sẫm, mặt dưới nhạt.

Lá dài tầm 15 – 30cm, rộng 4 – 6cm, lá mọc ngoài thì cong rũ rượi, lá mọc trong thì mọc thẳng đứng. Cuống lá dẹp, mép lá có xé răng cưa to nhỏ khác nhau giống như bị xé rách.

Rễ cây hình trụ, mọc xuyên thẳng xuống đất. Hoa mọc ở trên cùng, có màu vàng, đợi hoa già thì sẽ thu lấy hạt. Tất cả các bộ phận của cây bồ công Trung Quốc đều có thể dùng làm thuốc chữa được nhiều bệnh.

Nhận biết cây bồ công anh chỉ thiên

Loại cây này cũng được xem là một loại cây bồ công anh nhưng lại không có tác dụng chữa bệnh. Nó cũng thuộc họ Cúc (Asteraceae), có tên khoa học là Elephantopus scaber L.

Người ta thường gọi nó bằng tên khác như là cây lưỡi chó, cây lưỡi mèo, cây thổi lửa. Nhiều thầy lang gọi cây này là thiền hồ nam, theo một tài liệu Trung Quốc cây có tên gọi là cây thiên giới tháu, khổ địa đàm hoặc suy hỏa căn,… Người ta thường bắt gặp cây này ở các tỉnh miền Nam.

Thành phần trong bồ công anh

Các chuyên gia dinh dưỡng đã nhận định rằng bồ công anh có thành phần dinh dưỡng nhiều hơn hẳn so với nhiều loại rau khác rau diếp cá, rau thơm và rau dền, rau diếp.

Bồ công anh có chứa lượng khoáng chất dồi dào như magie, canxi, natri, kali, sắt,… và giá trị vitamin cao như A, B2, B6, C. Trong cây có chứa nhiều hoạt chất bổ dưỡng có vị đắng như lactucin, lactucopicrin và taraxasterol, germanico.

Theo ghi chép của Đông y, bồ công anh có vị đắng ngọt, tính hàn. Vào các kinh can và vị có tác dụng thanh lọc cơ thể, hạ hỏa, giải độc, lợi thấp thông tâm.

Theo nghiên cứu của Memorial Sloan Kettering (MSKCC), trung tâm ung thư uy tín và lâu đời tại Mỹ, trong rễ bồ công anh có chứa các hoạt chất polysaccharides có chức năng ngăn ngừa và đẩy lùi sự hình thành các khối u ác tính.

Cây bồ công anh có tác dụng gì?

Đừng chỉ xem bồ công anh là cây cỏ dại mà vội bỏ qua những công dụng thần kỳ của nó trong việc điều trị bệnh. Bồ công anh có thể điều trị nhiều bệnh như giải độc gan, trị tiểu đường, lợi tiểu, bảo vệ xương,… Để tìm hiểu tác dụng của cây bồ công anh thần kỳ như thế nào mời các bạn cùng tham khảo thông tin dưới đây nhé!

Cây bồ công anh có tác dụng bảo vệ xương

Nó là nguồn cung cấp nguồn Canxi và vitamin K dồi dào. Nó cung cấp 500% vitamin K cho cơ thể và 10% canxi cho xương. Do vậy việc uống trà hay ăn lá bồ công ăn mỗi ngày sẽ giúp cho bảo vệ xương được chắc khỏe, ngăn ngừa sâu răng, ngăn chặn chứng co thắt cơ và thiếu hụt canxi.

Cây bồ công anh có tác dụng giúp thanh lọc gan, lợi tiểu

Các hoạt chất có trong bồ công anh giúp duy trì lượng mật trong gan để tổng hợp và chuyển hóa cholesterol, cung cấp vitamin C giúp cho chức năng gan được bảo tồn và phát huy hết công sức.

Bồ công anh giúp giảm lượng axit uric và giúp kích thích sản xuất nước tiểu nhanh, giúp chống nhiễm khuẩn trong đường tiết niệu. Uống trà bồ công anh mỗi ngày để bài trừ chất độc thông qua việc lợi tiểu.

Cây bồ công anh có tác dụng chữa viêm loét dạ dày, tá tràng

Thói quen sử dụng rượu bia lâu ngày sẽ ảnh hưởng nhiều đến dạ dày, gây ra tình trạng viêm loét cực kỳ nghiêm trọng. Các vitamin và khoáng chất có trong bồ công anh giúp hạn chế và ngăn chặn các cơn thanh nhiệt giải độc từ đó ngăn chặn cơn đau và ngăn ngừa bệnh hiệu quả.

Cây bồ công anh có tác dụng hỗ trợ điều trị tiểu đường

Bồ công anh giúp bệnh nhân tiểu đường kích thích quá trình sản sinh insulin vừa đủ để tránh tình trạng các tế bào không xử lý insulin đúng cách và glucose tích tụ trong máu tăng cao gây bệnh tiểu đường.

 

Công dụng của bồ công anh giúp hỗ trợ phòng ngừa ung thư

Trong bồ công anh có chứa nhiều chất chống oxy hóa có chức năng ngăn ngừa các tổn thương tế bào do gốc tự do gây ra, đánh bại sự phá hủy gốc tự do gây ung thư cũng như lão hóa nhanh.

Cách pha trà bồ công anh

Pha trà là một trong những cách pha chế tốt nhất khi dùng hoa hoặc rễ bồ công anh. Vì trà không chỉ là loại thức uống ngon miệng mà còn là phương thức lưu trữ các chất dinh dưỡng hữu hiệu nhất.

Trà bồ công anh giúp thanh nhiệt giải độc, lợi sữa, lợi tiểu, ngăn ngừa ung thư, tiểu đường, loãng xương,… Cùng tham khảo cách pha trà bồ công tốt cho sức khỏe ngay sau đây:

Trà hoa bồ công anh

Chuẩn bị: 9 bông hoa bồ công anh, 360ml nước sôi, mật ong hoặc đường tùy khẩu vị.

Cách làm: Rót nước sôi ngập hoa và đậy kín khoảng 6 phút.Thêm chút mật ong hoặc đường. Nên ưu tiên sử dụng mật ong vì mật ong rất tốt cho sức khỏe.

Trà rễ bồ công anh

Chuẩn bị: 30g rễ bồ công anh khô,1 hạt thảo quả, vài lát gừng và mật ong.

Cách làm: Đem đun sôi bồ công anh cùng gừng khoảng 5 – 10 phút. Sau đó lọc lấy nước, thêm mật ong vào cho dễ uống.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết: “Cây bồ công anh có tác dụng gì? Cách nhận biết cây bồ công anh”” Mong rằng bài viết đã giúp bạn hiểu hơn về tác dụng, cách pha trà, cũng như cách nhận biết các loại bồ công anh hiện nay. Hẹn gặp lại độc giả trong những bài viết sau của đặc sản tâm gia !