Bệnh trĩ là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị Bệnh trĩ là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị

Bác sĩ nam khoa

Chuyên khoa
    Nam khoa, bệnh xã hội
Nơi công tác
    Phòng khám Đa Khoa - Bắc Ninh
BS chẩn đoán bệnh online miễn phí
Điểm trung bình: 10/10 (469 lượt đánh giá)

Bệnh trĩ là một căn bệnh phổ thông, gây lên những bức bối, khó chịu cho người bệnh. Nếu được phát hiện và điều trị sớm là cơ hội vàng để điều trị khỏi dứt điểm căn bệnh này.

Chào bác sĩ: ” Tôi là Th, năm nay 30 tuổi, là lái xe được 7 năm nay. Khoảng 1 năm gần đây, tôi thấy hậu môn hay ngứa ngáy, khó chịu, ngoài ra không thấy hiện tượng gì khác nữa nên không quan tâm lắm. Tình trạng đó thi thoảng xảy ra, đến một thời gian sau thường thấy đau rát, căng tức. Th thoảng đi đại tiện có thấy máu dính trên phân. Nhiều lúc đau quá có than với vợ thì vợ tôi bảo anh bị trĩ. Tôi không biết bệnh trĩ là gì? Do vậy tôi đăng lên đây rất mong được các bác sĩ giải đáp sớm “.

Cảm ơn anh Th đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến chuyên trang wiki sức khỏe 24h của chúng tôi. Về câu hỏi của anh, chúng tôi trả lời cho anh về bệnh trĩ qua bài viết sau đây.

Bệnh trĩ là gì?

Bệnh trĩ là một bệnh ở vùng hậu môn, trực tràng. Là tình trạng tĩnh mạch xung quanh vùng hậu môn phình đại và tạo thành các búi trĩ. Bệnh trĩ gồm có trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp. Việc phân biệt các loại trĩ dựa vào vị trí xảy ra bệnh.

  • Bệnh trĩ nội: là tình trạng trực tràng trên phồng to, búi trĩ hình thành trên đường lược
  • Bệnh trĩ ngoại: trực tràng dưới phồng to, búi trĩ hình thành dưới đường lược.
  • Trĩ hỗn hợp là tổng hợp bệnh trĩ nội và trĩ ngoại, xảy ra vào cùng một thời điểm.

Nguyên nhân gây bệnh trĩ

Nguyên nhân chủ yếu gây lên trĩ là do tăng áp lực ở hậu môn hoặc tĩnh mạch trực tràng. Hiện tượng này xảy ra do:

Bị bệnh trĩ do tuổi tác

Tuổi càng cao thì các cơ ở vùng hậu môn càng dễ bị thoái hóa, co thắt, đặc biệt là ở những người trong độ tuổi từ 30 – 60.

Bị bệnh trĩ do thiếu chất xơ

Ăn nhiều thịt, ít rau và hoa quả dẫn tới cơ thể thiếu chất xơ và các vitamin cần thiết, đó là nguyên nhân gây lên bệnh trĩ.

Ít vận động là nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ

Đứng hoặc ngồi lâu làm cản trở lưu thông máu, tắc nghẽn tĩnh mạch trĩ

Những yếu tố khác

Phụ nữ mang thai, người bị thừa cân, người hay bị căng thẳng, người bị táo bón hay tiêu chảy mãn tính cũng là những yếu tố gây lên bệnh trĩ.

Triệu chứng của bệnh trĩ

Bệnh trĩ gồm 3 loại: trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp. Đối với từng loại bệnh thì triệu chứng của bệnh lại khác nhau. Với những dấu hiệu ban đầu như đau rát hậu môn khi đại tiện, chảy máu hay đi lại khó khăn, vị trí của búi trĩ mà người ta có thể phân biệt được 3 loại bệnh trĩ này.

Dấu hiệu bệnh trĩ nội

Bệnh trĩ nội được phân ra làm 4 cấp độ, tùy vào mỗi giai đoạn lại có những triệu chứng khác nhau.

  • Cấp độ 1: có hiện tượng đau rát khi đi cầu, ngứa ngáy hậu môn; táo bón kéo dài; đại tiện ra máu
  • Cấp độ 2: đau rát hậu môn khi đại tiện; ngứa hậu môn; ra máu nhiều hơn khi đi cầu. Đặc biệt sẽ thấy một cục như cục thịt nhỏ lòi ra khi đi cầu, tuy nhiên sẽ tự co lên ngay sau đó, đây chính là búi trĩ.
  • Cấp độ 3: ở cấp độ này có biểu hiện rõ ràng hơn. Cảm thấy đau rát ngay cả khi không đi cầu, không thể ngồi ngay ngắn trên ghế vì có thể đè lên búi trĩ; lượng máu khi đi cầu chảy ít hơn; búi trĩ sa ra ngoài và không tự co lên, phải dùng tay đẩy mới lên được.
  • Cấp độ 4: đây được gọi là cấp độ nặng nhất của bệnh trĩ. Búi trĩ sa ra ngoài ngay cả khi không đi cầu mà không thể đẩy vào trong, cảm thấy đau đớn dù đi hay đứng.

Dấu hiệu của bệnh trĩ ngoại

Gần giống như trĩ nội, triệu chứng bệnh trĩ ngoại được biểu hiện qua các dấu hiệu sau đây:

  • Có cảm giác đau tức ở hậu môn
  • Đau rát hậu môn: hiện tượng này chỉ xuất hiện chủ yếu trong và sau khi đi vệ sinh hoặc âm ỉ cả ngày, đặc biệt là khi ngồi.
  • Đi ngoài ra máu, thấy búi trĩ sa ra ngoài hậu môn. Tuy nhiên ở trĩ nội thì cấp độ 4 búi trĩ mới sa ra ngoài, còn trĩ ngoại thì búi trĩ sa sớm hơn.

Biểu hiện trĩ hỗn hợp

Biểu hiện của trĩ hỗn hợp sẽ bao gồm triệu chứng của trĩ nội và trĩ ngoại tạo thành.

  • Đau nhức hậu môn: hậu môn có nhiều dây thần kinh và nhạy cảm nên có thể bị đau nhẹ, nặng, kích thích, phát sinh trước và sau khi đi đại tiện.
  • Đại tiện ra máu: đầu tiên sẽ có những dấu hiệu của bệnh trĩ nội như khi đại tiện xong thấy vài giọt máu hồng, máu dính trên giấy lau. Nó có thể phát sinh trước và sau khi đi đại tiện, đơn thuần ra máu hay lẫn trong phân.
  • Dịch nhầy tràn ra ngoài hậu môn: người bệnh có cảm giác ngứa ngáy, ẩm ướt, dịch nhầy thường tiết ra, niêm mạc trực tràng bị trĩ kích thích khi búi trĩ lòi ra, thời gian càng dài thì càng tiết ra nhiều dịch.
  • Dị vật ở hậu môn lòi ra ngoài: đại tiện sẽ khiến khối trĩ có thể tụt xuống dưới các nếp gấp, đi qua ống hậu môn bên ngoài; vùng bụng dồn nhiều áp lực lên hậu môn khiến các búi trĩ rò ra ngoài, khi ho hoặc dùng sức cũng sẽ khiến các dị vật lòi ra ngoài.
  • Sa búi trĩ: dấu hiệu này có cả ở trĩ ngoại và trĩ nội, xảy ra khi viêm nhiễm trùng trĩ nội, búi trĩ bị tắc nghẹt hoại tử mà dẫn đến.

Chẩn đoán bệnh trĩ

Phương pháp chẩn đoán bệnh trĩ đơn giản đó là kiểm tra khu vực trực tràng, đặc biệt là trĩ ngoại. Ngoài ra, xét nghiệm tìm máu trong phân, soi đại tràng sigma, soi hậu môn cũng là những phương pháp chẩn đoán bệnh trĩ chính xác.

Kiểm tra khu vực trực tràng

Cách này, bác sĩ sẽ dùng mắt nhìn trực tiếp, cùng việc sử dụng tay để sờ, nắn búi trĩ.

Xét nghiệm tìm máu trong phân

Đây là phương pháp nhằm mục đích tìm lượng máu rất ít trong phân mà mắt thường không nhìn thấy được. Lượng máu này xuất hiện trong phân có thể do hệ thống đường tiêu hóa của bạn có vấn đề, chẳng hạn như: có khối u hoặc polyp hoặc ung thư đại tràng – trực tràng. Nếu lượng máu rất ít mà phát hiện được thì đây là yếu tố rất quan trọng để cho bác sĩ tìm nguồn chảy máu và có hướng chẩn đoán – điều trị chính xác.

Soi đại tràng sigma

Là một phương pháp đơn giản giúp đưa ra hình ảnh chi tiết về tình trạng tổn thương của đại tràng sigma, từ đó xác định mức độ nghiêm trọng của bệnh.

Phương pháp nội soi này được thực hiện bằng việc đưa một ống soi mềm với đường kính khoảng 1cm có gắn camera nhỏ, đi qua đường hậu môn và dừng lại ở phần cuối của đại tràng chính là đại tràng sigma.

Camera được gắn trong ống soi mềm sẽ đưa ra hình ảnh về tình trạng đại tràng sigma, bác sĩ sẽ dựa vào kết quả nội soi giúp phát hiện bất thường, các polyp, khối u bên trong đại tràng nếu có.

Soi hậu môn

Soi hậu môn một thủ thuật nhằm phát hiện những thay đổi bất thường ở đại, trực tràng, hay là nguy cơ ung thư và có cách xử lý kịp thời. Quá trình này được thực hiện bằng một ống dài linh hoạt đưa vào trực tràng, một đầu ống được nối với camera để quan sát những hình ảnh bên trong trực tràng thông qua màn hình máy tính, tivi để phát hiện có vấn đề gì không.

Cách chữa trị bệnh trĩ

Hiện nay có nhiều cách chữa trị bệnh trĩ, song dựa vào tùy tình trạng của bệnh mà chúng ta sử dụng phương pháp cho hợp lý. Có 2 phương pháp điều trị đang được dùng phổ biến hiện nay đó là phương pháp nội khoa và ngoại khoa.

Điều trị bệnh trĩ bằng nội khoa

Việc điều trị nội khoa được chỉ định dùng cho trường hợp trĩ ở giai đoạn 1 và giai đoạn 2. Phương pháp điều trị này là sử dụng thuốc uống và thuốc bôi để hạn chế và ngăn ngừa bệnh phát triển.

Thuốc uống chữa bệnh trĩ

Sử dụng các loại thuốc chứa hoạt chất rutin (vitamin P),có tác dụng điều hòa tính thẩm thấu và tăng sức bền chắc thành của các tĩnh mạch, do đó làm giảm phù nề, giảm sung huyết các tĩnh mạch ở vùng trĩ, cầm máu đối với trĩ chảy máu, co búi trĩ. Ngoài ra có thể dùng thêm các loại thuốc khác như: kháng sinh, thuốc chống viêm, giảm đau, thuốc nhuận tràng… Người bệnh cần sử dụng thuốc theo đúng chỉ định, đặc biệt phải kiên trì dùng thuốc đủ thời gian.

Thuốc đặt hoặc thuốc bôi

Những loại thuốc bôi hay được nhiều người bệnh dùng cho vùng bị tổn thương vì nó có tác dụng tại chỗ. Chúng có thể giảm nhanh những triệu chứng của bệnh trĩ, hỗ trợ tĩnh mạch. Song chỉ có tác dụng giảm đau tức thời chứ không thể làm búi trĩ co lên được, cũng không điều trị triệt để nguyên nhân.

Điều trị bệnh trĩ bằng ngoại khoa

Điều trị trĩ bằng các phương pháp ngoại khoa được chỉ định khi trĩ đã chuyển sang giai đoạn nặng hoặc khi điều trị bằng phương pháp nội khoa không khỏi. Phương pháp ngoại khoa được nói tới ở đây là cần tới sự can thiệp phẫu thuật. Có 2 phương pháp điều trị trĩ bằng ngoại khoa hiện nay là phương pháp PPH và kỹ thuật xâm lấn tối thiểu HCPT. Phòng khám đa khoa Bắc Ninh Bắc Ninh là cơ sở y tế đang sử dụng 2 kỹ thuật nay để điều trị bệnh trĩ.

 

 

Phương pháp PPH điều trị bệnh trĩ

Phương pháp PPH , còn được gọi là ” Kỹ thuật thắt vùng niêm mạc trĩ “ đây là một kỹ thuật mới dựa trên nhận thức lý luận mới trong việc chế tạo máy điều trị bệnh trĩ do bệnh ở đệm hậu môn gây nên. Kỹ thuật này còn được gọi là ” máy kẹp PPH ” sẽ cắt bỏ vòng đai niêm mạc trực tràng.

PPH là phương pháp lý tưởng trong điều trị các bệnh hậu môn trực tràng như trĩ nội, trĩ ngoại, trĩ hỗn hợp, trĩ vòng, sa trĩ nghiêm trọng, sa trực tràng…Phương pháp này đặc biệt áp dụng đối với trĩ nội độ 3 và 4.

Ưu điểm của phương pháp này:

  • Ít đau, ít chảy máu, hạn chế xâm lấn
  • An toàn, chính xác- Chấn thương nhỏ, hồi phục nhanh
  • Kỹ thuật xâm lấn tối thiểu HCPT

Kỹ thuật làm tan HCPT, là phương pháp sử dụng trường điện dung cao tần, trong vùng có ion và các cặp ion giữa hai cực bị sốc sản sinh ra nhiệt. Khi ion di chuyển đến vị trí dịch mô kẽ cần phẫu thuật, vùng phẫu thuật sau khi se lại, máy sẽ tự động dừng lại, không gây khô, vùng bệnh thừa lập tức rụng đi, vậy nên việc điều khiển máy vô cùng đơn giản, máy giới hạn vùng bệnh tốt, định vị chuẩn, sinh nhiệt nhanh… rút ngắn thời gian chữa các bệnh hậu môn trực tràng (mất 3-5 giây/vùng trĩ nhỏ). Kết thúc quy trình phẫu thuật máy sẽ tự động báo ngắt, không bị khô, không đóng vảy, không có mùi lạ, mạch máu lành nhanh, không chảy máu, an toàn đáng tin, không lây truyền, không để lại di chứng, không biến chứng… Đây là kỹ thuật chữa trị tiên tiến trên thế giới cho các chứng bệnh về hậu môn trực tràng.

  • Được sở Y tế cấp giấy phép hoạt động
  • Máy móc hiện đại, trang thiết bị vô trùng
  •  Đội ngũ y bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm, tay nghề cao
  • Được đăng ký khám, chữa bệnh trước mà không cần phải đến trực tiếp phòng khám; khi đến khám và điều trị không cần xếp hàng
  • Thời gian mở cửa: 8:00-20:00 hàng ngày, kể cả lễ, tết, phù hợp với những người có công việc bận rộn.
  • Chi phí hợp lý, minh bạch

Trên đây là những chia sẻ của các bác sĩ chuyên trang wikisuckhoe24h về bệnh trĩ là gì? Hy vọng những thông tin này sẽ là bổ ích đối với độc giả. Ngoài ra, chúng tôi có lời khuyên rằng: nên khám bệnh định kỳ 6 tháng/ lần để đảm bảo phát hiện sớm các triệu chứng, bệnh lý trong cơ thể để điều trị kịp thời, tránh để lâu khiến quá trình điều trị về sau khó khăn. Nếu còn điều gì thắc mắc, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 0865.776.663 để được tư vấn.

Trên đây là một số chia sẻ của chúng tôi về bệnh, nếu bạn còn bất cứ thắc mắc nào xin vui lòng liên hệ Hotline: 0865.776.663 hoặc tìm đến địa chỉ phòng khám tại Lý Anh Tông- Võ Cường - Thành Phố Bắc Ninh, để được tư vấn kịp thời

Click tư vấn
Người tham vấn : Đặng Lợi
Ngày viết : 07/10/2019

Bài viết liên quan

Bệnh viện nào cắt trĩ tốt nhất ở Bắc Ninh hiện nay? TOP 8 Địa chỉ uy tín

Hiện nay vì có rất nhiều người đang phải sống chung với bệnh trĩ. Đây là căn bệnh hậu môn – trực tràng khá phổ biến và có nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống, sức...

Chi phí phẫu thuật cắt trĩ hết bao nhiêu tiền? Bảng giá cắt và mổ trĩ

Bệnh trĩ là một căn bệnh ở phần hậu môn, trực tràng. Tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nó gây rất nhiều phiền phức cho người bệnh. Do đó người ta hay...

Cắt trĩ bằng phương pháp hcpt, pph, laser, phương pháp nào tốt hiện nay?

Cắt trĩ bằng thủ thuật ngoại khoa đến thời điểm này vẫn là phương pháp điều trị trĩ hiệu quả nhất, nhận được những phản hồi tích cực từ phía người bệnh nó có thể...

Đăng ký khám nhanh